Plastic là gì? Thành phần, nguồn gốc và đặc điểm nhựa Plastic

Plastic là gì? Thành phần, nguồn gốc và đặc điểm nhựa Plastic

Nhựa Plastic được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Chúng trở thành một phần hiện hữu không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Vậy Plastic là gì? Thành phần, nguồn gốc và đặc điểm của nhựa Plastic là? Những tổng hợp thông tin liên quan đến Plastic sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết hơn về vật liệu này và sử dụng chúng một cách khoa học hơn trong cuộc sống và công việc của mình.

Nhựa Plastic là gì?

Plastic là tên gọi khoa học của một loại vật liệu có đặc tính dẻo, mức độ linh hoạt cao và sử dụng trong nhiều quá trình sản xuất, ứng dụng nhiều vào đời sống. Theo tiếng Hy Lạp Plastic được đọc là plastikos, đây là chất nhân tạo được hình thành trong quá trình nóng chảy và có nhiều công dụng khác nhau.

Định nghĩa đơn giản hơn về Plastic thì đây chính là một loại nhựa được sản xuất từ các nguyên liệu thô có trong tự nhiên. Chẳng hạn như dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá và muối. Nhựa Plastic sau khi được nung chảy, tạo hình sẽ tạo nên hàng chục, hàng trăm dòng sản phẩm khác nhau để ứng dụng linh hoạt vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống, công nghiệp, y tế…

Nguồn gốc của nhựa Plastic

Vào năm 1869, nhựa plastic đã được một người Mỹ tên là John Wesley Hyatt tìm hiểu và sáng chế. John Wesley Hyatt đã dùng sợi bông và long napx để nung chảy và biến thành các vật liệu để thay thế cho ngà voi. Nghiên cứu của anh đã thành công và anh nhận được số tiền thưởng là 10.000 đô la. Cũng từ đây, cuộc cách mạng plastic đã thay thế cho nhiều vật dụng mà trước đó đã dùng vỏ rùa, sừng, vải lanh hoặc ngà voi để thực hiện.

Nhựa plastic của nhà sáng chế John Wesley Hyatt đã giúp con người thoát khỏi sự ràng buộc bởi thiên nhiên và hiện tại thì chúng đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống.

Nguyên liệu làm nên nhựa plastic là gì?

Nguyên liệu làm nên nhựa plastic là gì?

Nhựa plastic được làm từ nhiều thành phần các khau. Thông thường là các thành phần như: polyme hữu cơ, kết hợp với nitơ và các vật chất như lưu huỳnh, oxi và cacbon…

Mỗi loại nhựa khác nhau sẽ có đặc trưng về nguyên vật liệu sử dụng khác nhau. Khi các nguyên vật liệu này được làm nóng, nung chảy sẽ tạo nên các phản ứng hóa học để cho ra nhựa plastic đạt tiêu chuẩn sử dụng cho các vật dụng, lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.

Về sau khi công nghệ phát triển thì nhựa plastic còn được độn thêm một số chất phụ gia, đá phấn,… nhằm tăng độ bền, giảm khả năng cháy và mang đến màu sắc đẹp hơn.

Đặc điểm của nhựa plastic

Nhựa plastic có một số đặc điểm nổi bật như:

  • Đặc tính về cơ học, nhựa plastic sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ, tải trọng và thời gian sử dụng cũng như tác động của tia cực tím (ánh nắng mặt trời) để quyết định về mức tuổi thọ.
  • Về tính chất vật lý, nhựa plastic mềm dẻo, liên kết tốt và có khả năng chịu nhiệt cao.
  • Về tính chất hóa học thì nhựa plastic chống chọi với môi trường và sự ăn mòn của hóa chất tốt. Khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất không bị thay đổi kết cấu nên không bị ăn mòn hoặc biến dạng.

Các loại nhựa plastic phổ biến

Phân loại nhựa  plastic được đánh số từ 1 đến 7. Cụ thể:

  • Nhựa số 1 là nhựa PETE 
  • Nhựa số 2 là nhựa HDPE
  • Nhựa số 3 là nhựa PVC
  • Nhựa số 4 là nhựa LDPE
  • Nhựa số 5 là nhựa PP
  • Nhựa số 6 là nhựa PS
  • Nhựa số 7 là các loại nhựa khác, bao gồm các loại như: nhựa polycarbonate, acrylic và sợi thủy tinh.

Các loại nhựa plastic

Mỗi nhóm sẽ có những đặc tính hóa học khác nhau và được ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như:

Nhựa số 1

Loại nhựa này có khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt. Bề mặt của nhựa nhẵn mịn và trong suốt. Đặc biệt là khả năng chống thấm khí cũng rất thối nên được dùng chủ yêu để làm chai nhựa và hộp đựng thực phẩm, dung trong y tế để đựng các loại thuốc, dung dịch lỏng.

Nhựa số 2

Loại nhựa này có độ bền cao và không bị ăn mòn, phản ứng hóa học khi gặp các loại axit và kiềm. Tuy nhiên mức độ chịu được nhiệt độ thấp, có độ bền cơ học kém. Nhưng lợi thế của loại nhựa này là có khả năng chống nước và cách điện tốt nên thường được chọn để ứng dụng vào các lĩnh vực sản xuất túi, bì nhựa, ống nhựa và một số loại chai nhựa…

Nhựa số 3

Nhựa số 3 có khả năng cách nhiệt tốt, độ bền cao, có thể chịu được ánh nắng mặt trời trực tiếp nhưng lại dễ ăn mòn bởi hóa chất. Vì thế loại nhựa này thường được sử dụng trong các lĩnh vực như: Dây cáp, ống nhựa thoát nước hoặc dùng để làm các loại áo mưa.

Nhựa số 4

Đặc tính của nhựa số 4 là khả năng chống ăn mòn trong dung môi hóa chất. Loại nhựa này cũng có khả năng cách điện tốt nhưng lại không có khả năng chịu nhiệt. Ứng dụng chủ yếu của loại nhựa số 4 này là bao bì, túi nhựa, giấy gói thực phẩm, ngoài ra còn được ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất nội thất ô tô,…

Nhựa số 5

Nhựa số 5 được đánh giá là loại nhựa có khả năng chịu va đập rất tốt. Loại nhựa này cũng có độ bền cao và chịu nhiệt tốt nên ít khi biến dạng dưới mức độ nhiệt và lực tác động nhất định. Khả năng chống thấm khí cũng cao nhưng lại dễ bị oxi hóa nếu bỏ không một thời gian dài không sử dụng. Do vậy, loại nhựa này được dùng chủ yếu để làm các chai nước, vỏ sữa chua, làm lọ thuốc hoặc các loại ly cốc sử dụng 1 lần.

Nhựa số 6

Nhựa số 6 có đặc tính nổi bật là gia công và tạo màu vô cùng đa dạng, tính thẩm mỹ cao. Loại nhựa này thường được dùng để làm các loại đĩa cốc và những vật dụng sử dụng 1 lần.

Nhựa số 7

Chịu được nhiệt độ cao là đặc tính nổi bật của loại nhựa này. Đặc biệt là độ cứng tốt và khó bị trầy xước cũng như chịu va đập ở tác động mạnh. Nhưng loại nhựa này lại có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất nên thường được dùng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp.

Những chia sẻ về Plastic là gì? Thành phần, nguồn gốc và đặc điểm của Plastic mà chúng tôi cung cấp hy vọng đã mang lại thông tin hữu ích cho các bạn. Những thông tin và kinh nghiệm về cách chọn đồ nhựa phù hợp với các lĩnh vực sử dụng sẽ được chúng tôi chia sẻ ở các chuyên đề tiếp theo.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *